NHỮNG NỘI DUNG QUAN TRỌNG VỀ TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG DOANH NGHIỆP VIỆT KINH DOANH TẠI MỸ CẦN BIẾT - TrangTrangVisa

Thứ Sáu, 26 tháng 1, 2018

NHỮNG NỘI DUNG QUAN TRỌNG VỀ TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG DOANH NGHIỆP VIỆT KINH DOANH TẠI MỸ CẦN BIẾT

  • NHỮNG NỘI DUNG QUAN TRỌNG VỀ TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG DOANH NGHIỆP VIỆT KINH DOANH TẠI MỸ CẦN BIẾT

    NHỮNG NỘI DUNG QUAN TRỌNG VỀ TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG DOANH NGHIỆP VIỆT KINH DOANH TẠI MỸ CẦN BIẾT
    -  Đảng Cộng Hòa, thông qua chính phủ Tổng thống Donald Trump, sẽ thực hiện chính sách cải cách thuế thu nhập nhằm tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích doanh nghiệp phát triển kinh doanh, từ đó tạo công ăn việc làm cho người dân Mỹ và tăng ngân sách quốc gia từ nguồn thu thuế.
    - Tuy nhiên, nước Mỹ là một quốc gia có hệ thống pháp luật chặt chẽ, môi trường kinh doanh minh bạch, pháp luật bảo vệ quyền lợi tối đa cho người lao động; do vậy, bên cạnh các điều kiện thuận lợi như về chính sách thuế, doanh nghiệp kinh doanh tại Mỹ cần phải quan tâm đến các vấn đề về lao động như trả lương, thuế, tiền hưu,, phúc lợi... cho người lao động.
    - Quy định pháp luật về lao động ở Mỹ được quy định bởi cả luật tiểu bang và luật liên bang. Thông thường, luật liên bang chứa đựng các quy định ở mức tối thiểu, và luật tiểu bang quy định chặt chẽ hơn về cùng một vấn đề.
    - Ở Mỹ, mối quan hệ giữa doanh nghiệp (chủ lao động - employer) và người lao động có thể thông qua 02 hình thức: employer - employee (nhân viên), và employer - independent contractor (nhà thầu độc lập). Và như vậy, các quy định điều chỉnh ứng với mỗi mối quan hệ lao động cũng khác nhau.
    - Nếu mối quan hệ là employer - employee (nhân viên), thì doanh nghiệp (employer) sẽ bị rất nhiều rành buộc và phải trả nhiều khoản tiền cho người lao động và cho chính phủ; tuy nhiên, nếu mối quan hệ lao động là employer - independent contractor (nhà thầu độc lập), thì doanh nghiệp sẽ ít bị rành buộc trách nhiệm, cũng như chi trả ít hơn, và thực tế là không phải trả thuế cho người lao động.

    Nếu người lao động là nhân viên (employee), thì bên cạnh thuế thu nhập, doanh nghiệp thường phải trả các khoản sau đây:

    NHỮNG NỘI DUNG QUAN TRỌNG VỀ TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG DOANH NGHIỆP VIỆT KINH DOANH TẠI MỸ CẦN BIẾT
    • - Thuế liên bang về an sinh xã hội (social security) và thuế góp vào bảo hiểm xã hội (medicare);
    • - Quỹ Bồi thường thất nghiệp (unemployment compensation) tiểu bang;
    • - Phí bảo hiểm tai nạn lao động tiểu bang;
    • - Phí bảo hiểm chăm sóc sức khỏe y tế Obamacare;
    • - Chịu các khoản bồi thường, phí tòa án, luật sư cho nhân viên của mình gây ra cho bên thứ 3;
    • - Thế góp vào quỹ người tàn tật liên bang và tiểu bang;
    • - Quỹ lương tiền hưu cho nhân viên (401K)...
    - Trong khi đó, nếu người lao động là nhà thầu, thì doanh nghiệp sẽ không phải trả các khoản thuế, phí nêu trên.
    - Chính vì vậy, bản thân doanh nghiệp lại muốn thuê mướn người lao động theo mối quan hệ employer - independent contractor; trong khi đó, phía chính phủ thì lại muốn doanh nghiệp thuê mướn người lao động theo mối quan hệ employer - employee.
    - Vì vậy, nhằm để tránh việc doanh nghiệp tùy tiện kê khai người lao động theo diện independent contractor, chính quyền liên bang và tiểu bang đã ban hành các quy định rất chặt chẽ về các mối quan hệ lao động này, và không ngoài mục đích là để giúp doanh nghiệp phân biệt giữa nhân viên - nhà thầu, và cũng nhằm ngăn chặn việc doanh nghiệp kê khai sai về mối quan hệ lao động để trốn thuế.

    Theo quy định của Luật thuế thu nhập và hướng dẫn của Sở thuế vụ liên bang, thì có 20 tiêu chuẩn để đánh giá, phân biệt người lao động là nhân viên hay nhà thầu như sau:

    1. Mức độ doanh nghiệp chỉ dẫn công việc cho người lao động:
      Nếu doanh nghiệp chỉ đạo người lao động thực hiện công việc khi nào, ở đâu, và làm thế nào công việc được thực hiện, điều này cho thấy doanh nghiệp kiểm soát công việc của người lao động;và do vậy, người lao động là nhân viên, chứ không phải là nhà thầu độc lập.
    2. Mức độ đào tạo, huấn luyện tay nghề: 
      Nếu doanh nghiệp cung cấp các khóa đào tạo, huấn luyện, hoặc trực tiếp huấn luyện tay nghề, kỹ năng, kỹ thuật công việc cho người lao động, thì nhiều khả năng IRS sẽ xem người lao động là nhân viên. Do vậy, tốt hơn là doanh nghiệp yêu cầu người lao động học nghề hay kỹ năng tại các trường dạy nghề để tránh bị IRS xem người lao động là nhân viên trong trường hợp này.
    3. Mức độ ảnh hưởng công việc của người lao động đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:
      Nếu công việc của người lao động trong doanh nghiệp có ảnh hưởng quyết định đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, ví dụ như nếu người lao động nghỉ việc, thì doanh nghiệp sẽ bị giảm thu nhập, … thì thường là IRS sẽ xem người lao động này là nhân viên.
    1. Việc phân công công việc, phân chia trách nhiệm công việc:
      Nếu doanh nghiệp đóng vai trò phân công, điều phối công việc, điều phối lượt làm việc của người lao động như theo ca, thì IRS thường xem người lao động là nhân viên. Người lao động chỉ được xem là nhà thầu độc lập khi họ có quyền quyết định về giờ giấc làm việc, lượt làm việc.
    2. Nếu người lao động có quyền quyết định trong việc thuê mướn người phụ việc, và quản lý giờ giấc làm việc của người giúp việc này, thì thường là IRS sẽ xem họ là nhà thầu độc lập.
      Ngược lại, nếu doanh nghiệp quản lý việc thuê mướn người phụ việc cho người lao động, thì IRS sẽ xem người lao động là nhân viên.
    3. Thời hạn làm việc:
      Thông thường nếu mối quan hệ lao động giữa doanh nghiệp và người lao động có thời hạn rõ ràng (chẳng hạn như 06 tháng, 01 năm, …), thì thường IRS sẽ xem người lao động là nhà thầu độc lập. Nếu thời hạn làm việc không xác định, không rõ ràng, thì người lao động thường được xem là nhân viên. Thời hạn làm việc càng dài thì khả năng IRS sẽ xem người lao động là nhân viên.
    4. Người lao động là nhà thầu độc lập sẽ quyết định giờ giấc, ngày làm việc của mình.
      Nếu doanh nghiệp quyết định giờ giấc làm việc của người lao động, thì IRS sẽ xem người lao động là nhân viên.
    5. Nếu người lao động làm việc toàn thời gian (full-time) 8 giờ/ngày hay 35 giờ/tuần, thì nhiều khả năng là IRS sẽ xem người lao động là nhân viên.
    6. Trong trường hợp người lao động tự do (làm cho nhiều doanh nghiệp cùng một lúc).
      Và nếu doanh nghiệp yêu cầu người lao động này chỉ làm việc tại trụ sở doanh nghiệp của mình, thì nhiều khả IRS sẽ xem người lao động này là nhân viên.
    7. Nếu doanh nghiệp yêu cầu người lao động thực hiện công việc theo một trình tự cụ thể, như phải làm công đoạn nào trước, sau, … thì nhiều khả năng IRS sẽ xem người lao động là nhân viên.
    8. Nếu người lao động được yêu cầu phải báo cáo định kỳ, thường xuyên về việc thực hiện công việc cho doanh nghiệp, thì nhiều khả năng IRS sẽ xem người lao động là nhân viên.
    9. Phương thức phân chia lợi nhuận:
      Nếu người lao động được trả lương theo giờ, ngày, tháng thì người lao động sẽ được xem là nhân viên. Nhưng nếu người lao động được hưởng lợi nhuận bằng cách ăn chia theo tỷ lệ, tip, … thì người lao động có thể được xem là nhà thầu độc lập.
    10. Nếu doanh nghiệp chi trả hay hỗ trợ toàn bộ hay một phần chi phí đi lại, di chuyển, thuê nhà, ăn uống cho người lao động, thì nhiều khả năng IRS sẽ xem người lao động là nhân viên.
    11. Nếu doanh nghiệp cung cấp hầu hết các dụng cụ làm việc, nguyên vật liệu, văn hòng phẩm, … cho người lao động, thì thường là IRS sẽ xem người lao động là nhân viên.
    12. Nếu doanh nghiệp cung cấp, bảo trì và sửa chữa phương tiện làm việc, đi lại của người lao động, thì nhiều khả năng IRS sẽ xem người lao động là nhân viên.
      Ngược lại, nếu người lao động tự đầu tư mua sắm, bảo trì, sửa chữa phương tiện đi lại, làm việc, thì người lao động thường được xem là nhà thầu độc lập.
    13. Nếu người lao động không phải chia sẻ các khoản lỗ (loss) với doanh nghiệp, thì khả năng IRS có thể sẽ xem người lao động là nhân viên.
    14. Người lao động đồng thời làm việc cho nhiều doanh nghiệp, thì thường được xem là nhà thầu độc lập.
    15. Nếu người lao động tự quảng cáo, khuyến mãi công việc, dịch vụ của mình đối với khách hàng, thì nhiều khả năng IRS sẽ xem người lao động là nhà thầu độc lập.
      Nếu doanh nghiệp làm tất cả các việc này, thì người lao động có thể được xem là nhần viên.
    16. Nếu doanh nghiệp có quyền sa thải, cho nghỉ việc người lao động vì các lý do theo luật lao động, thì IRS thường xem người lao động là nhân viên.
      Nếu việc chấm dứt mối quan hệ làm việc chỉ dựa theo hợp đồng nhà thầu, thì người lao động được có thể sẽ được xem là nhà thầu độc lập.
    17. Nếu người lao động tự ý nghỉ việc mà không phải có trách nhiệm bồi thường gì cho doanh nghiệp, thì nhiều khả năng IRS sẽ xem người lao động là nhân viên.
    • Ngoài ra, mỗi tiểu bang còn có những các riêng để xác định mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người lao động là nhà thầu hay là nhân viên dựa theo các án lệ hay các quy định riêng của từng tiểu bang; do vậy, doanh nghiệp kinh doanh ở Mỹ, và khi thuê mướn lao động, bên cạnh việc tuân thủ các quy định của liên bang như luật thuế, luật lao động liên bang, còn phải tuân thủ các quy định về luật thuế, luật lao động của tiểu bang nơi doanh nghiệp đặt trụ sở hay hay có hoạt động kinh doanh.
    • Thông thường, IRS sẽ xem xét, kết hợp tất cả các yếu tố trên để xác định một người lao động có phải là nhân viên hay nhà thầu hay không.
    • Cách tốt nhất để doanh nghiệp đảm bảo người lao động làm việc cho mình là nhà thầu độc lập là doanh nghiệp yêu cầu người lao động thành lập doanh nghiệp (Công ty 1 thành viên , doanh nghiệp tư nhân) , hay yêu cầu người lao động ký kết thoả thuận hợp tác với 01 công ty môi giới , sau đó doanh nghiệp ký thoả thuận hợp tác kinh doanh với chính doanh nghiệp của người lao động này , hoặc là với công ty môi giới.
    • Nhiều doanh nghiệp, vì đã không hiểu rõ các quy định này, nên cứ kê khai người thợ là nhà thầu động lập với IRS, cho đến khi bị IRS kiểm tra, truy thu tiền thuế và phạt nặng.

    Qua bài viết này , bạn muốn có visa thương mại dành cho doanh nhân ( Visa L1 ) ? Hãy liên hệ với chúng tôi qua thông tin bên dưới :

    NHỮNG NỘI DUNG QUAN TRỌNG VỀ TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG DOANH NGHIỆP VIỆT KINH DOANH TẠI MỸ CẦN BIẾT